Cách đọc ký hiệu bu lông
Bu lông, đai ốc ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong việc lắp ghép chi tiết máy công nghiệp, thi công các công trình xây dựng, lắp ghép nhà xưởng tiền chế, lắp ráp các loại phương tiện như xe máy, ô tô, máy bay, tàu biển, cầu cảng… Tuy nhiên làm sao để biết loại bu lông mà mình sử dụng có phù hợp với công việc hay không? Mời các bạn tham khảo cách đọc ký hiệu bu lông, cách đọc thông số ốc vít ngay trong bài viết dưới đây nhé. Bạn đang xem: Cách đọc ký hiệu bu lông
Cách đọc ký hiệu bu lông
Chữ A là ký hiệu của nhóm thép không gỉ Austenit (A). Ngoài ra bu lông còn được làm từ các nhóm thép khác như ferit (F) hoặc martensitic (C) nhưng chủ yếu sản phẩm này tại Việt Nam hiện nay sử dụng nhóm thép Austenit.

Cách đọc ký hiệu bu lông được dập nổi
Trên đầu bu lông đi liền với ký tự A là số 2 hoặc số 4 (A2, A4) nói đến khả năng chống ăn mòn. Con số này càng tăng thì khả năng chống ăn mòn của sản phẩm càng lớn. Như vậy qua cách đọc thông số ốc vít vừa rồi có thể dễ dàng nhận thấy bu lông được làm từ inox 316 chống ăn mòn tốt nhất.
Ký tự số 70 hoặc 80 thể hiện đặc tính cơ học của vật liệu, ứng với số 70 thì nó thể hiện giới hạn bền kéo đứt là 700 Mpa, tương tự với số 80 thì thể hiện giới hạn bền kéo đứt là 800 Mpa.

Cách đọc thông số ốc vít
Bu lông ốc vít inox 201 trên phần mũ có dập nổi dòng chữ A2 - 70, không có ký hiệu của nhà sản xuất. Bu lông loại này được làm từ mác thép không gỉ SUS 201, có hàm lượng Niken thấp, sau khi gia công nguội sẽ bị sinh ra từ tính. Loại bu lông này chỉ dùng để làm việc ở môi trường có độ ăn mòn thấp như ở trong nhà, nơi khô ráo. Tuy nhiên loại bu lông này có khả năng chịu lực tốt vì nó cứng hơn inox 304. Vì những tính chất đó nên giá thành của loại bulong ốc vít này rẻ nhất trong các loại thép không gỉ.
Trên mũ bu lông làm từ inox 304 có chữ A2 - 70 và kèm theo là ký hiệu của nhà sản xuất (ví dụ như W, THE, REYO, JJ…). Bu lông ốc vít inox 304 được làm từ chất liệu thép không gỉ có mác thép là SUS 304, đây là loại thép có hàm lượng carbon thấp, crôm cao, so với inox 201 thì tính năng chống ăn mòn là rất tốt lại có giá trị thẩm mỹ cao.
Cũng như loại bu lông trên, bu lông đai ốc inox 316 trên mũ bu lông có chữ A4 - 70 (hoặc là A4 - 80) và ký hiệu của nhà sản xuất. Bu lông inox 316 làm từ vật liệu thép không gỉ SUS 316 có khả năng chống ăn mòn trong môi trường oxi hóa mạnh và có độ bền vượt trội với thời gian. Chúng chứa hàm lượng molybdenum cao tạo nên loại thép có tính thẩm mỹ tuyệt vời. Bề mặt sản phẩm có độ sáng mịn và bền bỉ xuất sắc theo thời gian. Bu lông đai ốc làm từ loại thép này có độ bền kéo giãn cao hơn và có tính bền ở môi trường nhiệt độ cao hơn so với inox 304.
Xem thêm: Các “ Anh Hùng Bàn Phím Việt Nam Thách Thức Is Trên Facebook
Bu lông đai ốc inox 316L trên mũ bu lông có dập nổi ký hiệu A4 - 70 cùng ký hiệu của nhà sản xuất. Điểm khác biệt dễ nhận thấy so với các chất liệu khác đó là dòng chữ 316L được dập nổi. Bu lông inox 316L là loại vật liệu có lượng carbon thấp hơn inox 316, hàm lượng niken cao hơn nên có tính chống ăn mòn tốt nhất.
Cấp của bu lông ốc vít
Ngoài các ký hiệu về chất liệu như trên, trong cách đọc thông số ốc vít còn có các thông số được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của bu-lông dưới dạng xx.x.
Tương tự như vậy cách đọc ký hiệu bu lông là mỗi con số đều mang một giá trị nào đó. Số trước dấu chấm biểu hiện cho biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của bu lông (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại thì cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bền kéo nhỏ nhất, biểu thị dưới dạng %.

Ký hiệu cấp của bu lông ốc vít
Ví dụ, một chiếc bu lông có ký hiệu 8.8 thì giới hạn bền kéo tối thiểu của nó là 80 kgf/mm2 = 800N/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu của nó bằng 80%*80=64 kgf/mm2.= 640N/mm2.
Trên thế giới, bu lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô thì các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây được gọi là bu lông cường độ cao.
Có một điều cần chú ý là bu lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp bu lông khi có kích thước từ M6 trở lên hoặc từ cấp 8.8 trở lên.

Thông số quan trọng - cấp của bu lông
Trên đây là cách đọc ký hiệu bu lông dễ hiểu và chi tiết nhất mà Điện máy Yên Phát muốn giới thiệu cho các bạn. Hi vọng chúng mình đã cung cấp được một thông tin bổ ích để giúp cho công việc của các bạn trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra trên capnuochaiphong.com còn có rất nhiều bài viết thù vị khác, hãy chú ý theo dõi nhé.